Album ảnh

Tìm lời giải cho bài toán “Chống tham nhũng” ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang là một trong những nước có nạn tham nhũng lớn nhất trên thế giới. Những con số về tham nhũng ở nước ta được tổng kết sau 5 năm kể từ 2006 cho đến nay là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó. Rõ ràng, để có thể chống và chấm dứt nạn tham nhũng ở ta đang là một bài toán khó đặt ra cho những nhà lãnh đạo.

 Những con số biết nói

Theo Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2006), cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 466 vụ với 727 người có hành vi tham nhũng; 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can.
Còn theo Báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, từ tháng 1 đến tháng 7/2012, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 163 vụ/275 bị can về các tội danh tham nhũng. Viện Kiểm sát đã truy tố 183 vụ/451 bị can.

Có thể điểm tên những vụ tham nhũng đình đám ở Việt Nam từ trước tới nay như: EPCO – Minh Phụng; PMU18; Đề án 112; Nexus Technologies công ty Mỹ hối lộ quan chức Việt Nam; Công ty của Úc Securency hối lộ in tiền Polymer ở Việt Nam; chia đất công ở An Hải, Hải Phòng. Ngoài ra, Vinashin được xem là vụ án kinh tế lớn nhất từng xảy ra ở nước ta với thất thoát hàng chục nghìn tỷ VND. Hiện tại, dư luận đang nóng lòng đợi xét xử vụ tham nhũng tại Vinalines của ông Dương Chí Dũng – Nguyên Cục trưởng cục Hàng hải.

Chỉ qua một vài con số và trường hợp đã thấy vấn nạn tham nhũng đang hoành hành trên đất nước ta. Nạn tham nhũng diễn ra từ cán bộ cấp nhỏ đến cán bộ cấp lớn, từ trong nước ra ngoài nước, từ Trung ương về Địa phương. Đặc biệt, việc những công ty lớn của Nhà nước, những nhà lãnh đạo trong đội ngũ của Đảng có hành vi tham ô đã và đang gây ra hậu quả nặng nề tới nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của nhân dân vào Đảng. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề nhức nhối này?

Nhìn sang nước bạn

Không phải tìm ở đâu xa xôi cả,  Singapore chính là nước mà chúng ta nên học hỏi. Họ luôn được đánh giá là quốc gia trong sạch top đầu châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Phòng, chống tham nhũng ở Singapore được thực hiện triệt để với chính sách “4 không với tham nhũng”: không dám tham nhũng (hàng tháng, quan chức Nhà nước phải trích tiền lương vào quỹ tiết kiệm theo quy định), không thể tham nhũng (hàng năm quan chức Trung ương phải kê khai tài sản), không cần phải tham nhũng (Chính phủ Singapore đảm bảo mức lương của người dân đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho bản thân và chu cấp cho gia đình), không được tham nhũng (quan chức, công chức chỉ được nhận quà dưới 100 SGN).

Việc đánh mạnh vào tâm lý trọng danh dự con người của Chính phủ Singapore trong hình phạt tham nhũng mang ý nghĩa răn đe, ngăn chặn rất hiệu quả. Chính phủ giúp đỡ các cơ quan ngôn luận hết mức có thể tiếp cận hồ sơ để đưa thông tin, hình ảnh và hành vi phạm tội của kẻ tham nhũng lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Năm 2011, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá Singapore đạt 9,2 điểm (thang điểm 10) xếp thứ 5/182 trong khi Việt Nam đạt 2,9 điểm, xếp thứ 112/182 theo “mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia”.

Đi tìm lời giải cho nước ta

Từ “tấm gương” Singapore, chúng ta có thể nhận ra những nguyên nhân cơ bản của nạn tham nhũng tại Việt Nam. Mức lương thu nhập không cao, chi phí sinh hoạt lại lớn, nạn biếu xén, hối lộ, tham ô công quỹ, bớt xén tiền và tài sản của cơ quan, của nhà nước… Đây chính là những vấn đề nhức nhối mà nước ta cần nghiêm khắc giải quyết và thẳng tay trừng trị.

Tháng 10/2012, văn bản Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được trình lên Quốc hội. Những sửa đổi, bổ sung sắp tới sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới sinh mệnh đất nước trong thời kỳ hội nhập. Là một công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bạn hy vọng và mong đợi điều gì trong Bộ Luật sửa đổi này?

Nhóm: Hoàng Hà, Lâm Linh, Nga, Ánh, Nga Hương

Bài gốc

Chống tham nhũng – Ván bài lớn của Việt Nam

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đang khẩn trương hoàn thành Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012). Những thay đổi, bổ sung trong Bộ Luật này sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến vận mệnh của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Những con số về tham nhũng tại Việt Nam

Theo Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2006), cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 466 vụ với 727 người có hành vi tham nhũng; 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can.
Còn theo Báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, từ tháng 1 đến tháng 7/2012, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 163 vụ/275 bị can về các tội danh tham nhũng. Viện Kiểm sát đã truy tố 183 vụ/451 bị can.

Có thể điểm tên những vụ tham nhũng đình đám ở Việt Nam từ trước tới nay như: EPCO – Minh Phụng; PMU18; Đề án 112; Nexus Technologies công ty Mỹ hối lộ quan chức Việt Nam; Công ty của Úc Securency hối lộ in tiền Polymer ở Việt Nam; chia đất công ở An Hải, Hải Phòng. Ngoài ra, Vinashin được xem là vụ án kinh tế lớn nhất từng xảy ra ở nước ta với thất thoát hàng chục nghìn tỷ VND. Hiện tại, dư luận đang nóng lòng đợi xét xử vụ tham nhũng tại Vinalines của ông Dương Chí Dũng – Nguyên Cục trưởng cục Hàng hải.

Chỉ qua một vài con số và trường hợp đã thấy vấn nạn tham nhũng đang hoành hành trên đất nước ta. Nạn tham nhũng diễn ra từ cán bộ cấp nhỏ đến cán bộ cấp lớn, từ trong nước ra ngoài nước, từ Trung ương về Địa phương. Đặc biệt, việc những công ty lớn của Nhà nước, những nhà lãnh đạo trong đội ngũ của Đảng có hành vi tham ô đã và đang gây ra hậu quả nặng nề tới nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của nhân dân vào Đảng.

anh_ban_chinh_tri - Upanh.com

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Trưởng BCĐ và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Phó Trưởng BCĐ, đồng chủ trì phiên họp thứ 18 của BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhìn sang nước bạn

Singapore được đánh giá là quốc  gia trong sạch top đầu châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Phòng, chống tham nhũng ở Singapore được thực hiện triệt để với chính sách “4 không với tham nhũng”: không dám tham nhũng (hàng tháng, quan chức Nhà nước phải trích tiền lương vào quỹ tiết kiệm theo quy định), không thể tham nhũng (hàng năm quan chức Trung ương phải kê khai tài sản), không cần phải tham nhũng (Chính phủ Singapore đảm bảo mức lương của người dân đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho bản thân và chu cấp cho gia đình), không được tham nhũng (quan chức, công chức chỉ được nhận quà dưới 100 SGN).

Việc đánh mạnh vào tâm lý trọng danh dự con người của Chính phủ Singapore trong hình phạt tham nhũng mang ý nghĩa răn đe, ngăn chặn rất hiệu quả. Chính phủ giúp đỡ các cơ quan ngôn luận hết mức có thể tiếp cận hồ sơ để đưa thông tin, hình ảnh và hành vi phạm tội của kẻ tham nhũng lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Năm 2011, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá Singapore đạt 9,2 điểm (thang điểm 10) xếp thứ 5/182 trong khi Việt Nam đạt 2,9 điểm, xếp thứ 112/182 theo “mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia”.

Tháng 10/2012, văn bản Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được trình lên Quốc hội. Những sửa đổi, bổ sung sắp tới sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới sinh mệnh đất nước trong thời kỳ hội nhập. Là một công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bạn hy vọng và mong đợi điều gì trong Bộ Luật sửa đổi này?

Nhóm: Hoàng Hà, Lâm Linh, Nga, Ánh, Nga Hương

By Lớp Báo mạng điện tử K.30 Posted in Chính trị

15 comments on “Tìm lời giải cho bài toán “Chống tham nhũng” ở Việt Nam

  1. THAM NHŨNG – BÀI TOÁN NAN GIẢI

    Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước trên Thế giới cũng có những con số đáng kinh ngạc về nạn tham nhũng. Đây là một quốc nạn khiến người dân và các nhà chức trách phải đau đầu và vẫn chưa tìm ra cách giải quyết triệt để.

    Trước hết phải mổ xẻ nguyên nhân từ đâu mà có nạn tham nhũng. Tham nhũng thì từ xưa đến nay, thời kỳ nào, quốc gia nào cũng có, nhưng nó chỉ thành quốc nạn khi có hàng loạt những vụ lớn, những đường dây xuyên quốc gia. Việt Nam không phải ngoại lệ, một số vụ án lớn gây thất thoát cho nhà nước PMU18, Vinashin đã chứng minh điều đó. Và pháp luật cũng trừng trị nghiêm minh.

    Dù đã có nhiều biện pháp phòng chống, trừng trị nạn tham nhũng nhưng không thể tránh khỏi việc tiếp tục có những vụ tham nhũng thậm chí còn lớn hơn trước đó. Bởi dù có biện pháp nhưng chỉ là phòng và chống, còn chưa có biện pháp tích cực triệt để để không ai còn muốn, còn có thể, còn được, còn dám tham nhũng. Nếu như Singapore có “4 không với tham nhũng”, thì hỏi rằng ở Việt Nam đã có được 2/4 điều đó chưa. Chắc chắn là chưa, và vì vậy Việt Nam cũng khó giải được bài toán mà nhiều nước cũng chưa tìm ra được hướng giải quyết.

    Mai Linh

    • Nhóm Chính trị rất cảm ơn những đóng góp của bạn. Trong comment trên, bạn đã viết ngắn gọn, rành mạch quan niệm của mình về nạn tham nhũng ở nước ta. Nếu bạn cung cấp thêm những con số cụ thể để làm sáng tỏ hơn sapo thì chắc chắn đóng góp của bạn sẽ thuyết phục hơn nữa!
      Đánh giá: 8 điểm

  2. CHỐNG THAM NHŨNG-BÀI TOÁN KHÔNG LỜI GIẢI
    Vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam tính đến thời điểm này đã như là một loài bọ gặm nhấm làm mục ruỗng nhiều bộ phận trong cơ cấu chính quyền nước ta.

    Vòi bạch tuộc hút máu dân
    Tham nhũng chưa bao giờ có giấu hiệu hạ nhiệt. Đã có những bài học đắt giá từ vụ PMU 18, đến bê bối của nhà máy đóng tàu Vinashin nhưng dường như cái mà chúng ta nhận lại được chỉ là thiệt hại và thất thoát, còn bài học thực sự về cách xử lí, hạn chế tham nhũng thì vẫn chỉ là con số không.
    Như Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nói : “Tham nhũng nước ta là do cả cơ chế lẫn con người”. Gốc của “căn bệnh” chính là do cơ cấu thể chế và cả những người trong thể chế đó, bao gồm cả người tham nhũng và người chống tham nhũng.
    Mặc dù nhà nước hô hào chống tham nhũng trên mọi ngành, mọi cấp, mọi mắt trận. Thế nhưng, các vụ án tham nhũng bị phanh phui hầu như chỉ ở mức độ nhỏ lẻ, còn tỉ lệ này ở cấp cao bị xử lí lại rất ít. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh một thực tế, trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, cán bộ cấp xã, phường, chiếm tỉ lệ 30,9 % còn cấp Trung ương chỉ chiếm rất ít, chỉ 0,3%.

    Nguyên nhân do đâu
    Tham nhũng là một yếu tố làm giảm hiệu năng hoạt động của chính quyền Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến đó là luật pháp nước Việt Nam chưa đủ công bằng và nghiêm minh. Ở Trung quốc, công tác chống tham nhũng được thực hiện theo một hệ thống khoa học và chặt chẽ. Chú trọng chống tham nhũng ở “phần ngọn”, vừa giám sát chặt chẽ, tìm những chỗ có sơ hở, dễ phát sinh tham nhũng để xử lí triệt để trước khi tham nhũng xảy ra. Và bản án điển hình ở đất nước này chính là tử hình. Còn chống tham nhũng ở Việt Nam, dường như chỉ hoạt động theo thời vụ rất rời rạc và manh mún. Chỉ đợi khi tham nhũng xảy ra, thất thoát hàng trăm tỉ đồng của nhà nước, bị báo chí phanh phui rồi mới đưa ra xử lí. Chế tài xử phạt cũng hết sức lỏng lẻo, nặng nhất chỉ phải ngồi tù vài chục năm, còn nhẹ thì cũng chỉ khiển trách, buộc thôi việc…Chính những điều đó đã làm tình hình tham nhũng của nước ta ngày càng phức tạp, rối ren không lối thoát.

    • Nhóm Chính trị rất cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến!
      Phản hồi trên đã đưa ra những con số và lý lẽ khá thuyết phục để làm sáng tỏ cho quan điểm của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn còn mắc lỗi chính tả và chúng tôi chưa đồng tình lắm với cách so sánh luật tham nhũng ở Việt Nam và ở Trung Quốc vì thực tế, Trung Quốc là một quốc gia có nạn tham nhũng thuộc hàng đầu thế giới. Cho nên Trung Quốc chưa thể là tấm gương để Việt Nam học tập!
      Đánh giá: 8 điểm

  3. Mất lòng tin ở nhân dân, Nhà nước khó tồn tại

    Mặc dù là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” nhưng thực chất ở nhiều địa phương mà trên Trung ương không nhìn đến, tình trạng tham nhũng vẫn hoành hành. Các quan chức địa phương thường “nhũng nhiễu” nhân dân, làm mất lòng tin ở dân.

    Việt Nam là một quốc gia đi theo Chủ nghĩa xã hội, tất cả đều vì nhân dân và quần chúng lao động. Sự lãnh đạo của Nhà nước giúp dân chúng thực hiện tốt vai trò của mình. Tuy nhiên người lãnh đạo phải là người làm gương, nhất là tấm gương này phải trong sáng, những người lãnh đạo liêm khiết. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng ngày càng nhiều, làm cho lòng dân oán hận. Không gây ra sự phẫn nộ ở các khu vực rộng lớn, nhưng nhiều các khu nhỏ cộng lại thì sức bùng nổ của nó có thể lan rộng ra cả nước.
    Nếu không có những biện pháp thích hợp thì nạn tham nhũng có thể gây sụp đổ cả một chế độ. Bởi lẽ khẩu hiệu tung hô một kiểu, thực hiện lại một kiểu, nếu lòng tin ở nhân dân hoàn toàn mất đi thì chế độ Nhà nước có nguy cơ tiêu vong là rất cao. Luật pháp Việt Nam luôn kêu gọi nhân đạo, nhưng chủ yếu là nhân đạo đối với những người đã phạm tội, còn những người bị hại thì lại phải chịu những nỗi đau, mất mát. Quan tham nhũng là kiếm ăn phi pháp, có khi tội còn nặng hơn cả giết người, vì nó có thể giết nhiều người cùng một lúc, bản án tử hình vô cùng thích hợp với họ. Nhưng chưa thấy một bản án tử hình nào đối với nạn tham nhũng ở Việt Nam.
    Nếu vấn đề này không được sử lý nghiêm ngặt thì có thể làm cho Nhà nước, Đảng xa nhân dân, không hiểu rõ lòng dân. Nhân dân thì oán giận các nhà cầm quyền, nội bộ trong nước bất đồng thì kẻ thù ở bên ngoài và bọn phản động có điều kiện chống phá đất nước ta.
    (tớ muốn đính chính trong bài biên tập: Singapo không phải là nước láng giềng của chúng ta, chỉ là 1 nước trong khu vực Đông Nam Á mà thôi)

    • Ban Chính trị chân thành cảm ơn ý kiến của bạn!
      Phản hồi của bạn đã lột tả những bức xúc về nạn tham nhũng ở nước ta, lý lẽ thuyết phục, quan điểm của bạn thể hiện rất thẳng thắn.
      Bạn phát hiện rất chính xác, ở bài gốc không có chi tiết Singapore là nước láng giềng của Việt Nam. Ở quan điểm này, chúng tôi hoàn toàn đồng tình với bạn.
      Đánh giá: 9 điểm

  4. CHỐNG THAM NHŨNG KHÔNG CHỈ Ở LỜI NÓI MÀ PHẢI TRONG HÀNH ĐỘNG!

    Tham nhũng là một vấn nạn nóng bỏng, nhận được nhiều sự quan tâm từ nhiều năm nay. Việc đấu tranh phòng và chống tham nhũng đã diễn ra rất quyết liệt, nhưng dường như nó vẫn chưa thấm vào đâu so với những gì chúng ta mong đợi. Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã bắt tay vào hoàn thiện Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng và sẽ trình lên Quốc hội vào đầu tháng 10 năm 2012. Tôi kì vọng nhiều điều ở Bộ luật này.

    Thực trạng của vấn đề tham nhũng ở Việt Nam quả là khủng khiếp, theo như báo đài đưa tin thì nước ta xếp thứ 112/182 nước về mức độ tham nhũng do Tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá. Đây là một con số đáng báo động và tôi thật sự lo ngại khi sống trong một đất nước mà tình trạng tham nhũng nặng nề như vậy.

    Chỉ cần lướt qua một số vụ tham nhũng đình đám ở nước ta như PMU18, Vinashin, “Nam Căn”… đã thấy hàng trăm nghìn tỉ đồng của quốc gia “không cánh mà bay”. Chưa kể thực tại vấn nạn tham nhũng đang diễn ra từng ngày từng giờ từ quan chức nhỏ đến lớn, vậy thì Kho bạc nhà nước còn thất thoát bao nhiều cho vừa?

    Việc đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của mỗi công dân, phải quyết liệt hơn nữa, cụ thể, khả thi bằng hành động hơn nữa chứ không chỉ hô hào chung chung. Không thể để những kẻ tham nhũng “nhờn mặt” biết mà vẫn làm, đục khoét của nhân dân, của quốc gia. Bởi thế, trách nhiệm đầu tiên trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng là từ chính những nhà công quyền.
    Tôi đã xem qua những dự kiến mà Chính phủ đưa ra trong việc hoàn thiện Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng và hoàn toàn tán thành. Theo cá nhân tôi việc đề ra Luật này cần phải chặt chẽ và nghiêm khắc hơn, cũng phải dựa vào hoàn cảnh đất nước mà làm, nhất là càng cụ thể chi tiết thì càng khả thi và sẽ nhận được sự ủng hộ của dân chúng.

    Trong luật phải có những biện pháp xử phạt hình sự nghiêm khắc, mang tính răn đe đối với cá nhân, tập thể có hành vi tham nhũng. Tạo mọi điều kiện cho giới truyền thông khai thác và đưa tin về những vụ tham nhũng, vừa để làm sáng tỏ vụ việc vừa đảm bảo tính minh bạch, công khai trước người dân để họ tin tưởng vào Đảng, vào chính quyền. Kiên quyết đấu tranh với những hành động bao che, ngại đấu tranh, dung túng cho những kẻ tham nhũng và cũng nên có hình phạt cho những nhân tố này. Cần thắt chặt Luật hơn nữa, đặc biệt chú tâm đến nạn chạy tội, chạy án sau khi vụ việc tham nhũng bị phanh phui.

    Thực hiện kiểm kê tài sản của các cán bộ công quyền và những người thân có liên quan theo định kì hàng tháng, hàng quý và năm. Chúng ta cũng nên học tập từ những nước tiến bộ về phong trào phòng chống tham nhũng, “quốc gia trong sạch” Singapore là một ví dụ, họ đã thực hiện triệt để với chính sách “4 không với tham nhũng”, đánh vào tâm lí trọng danh dự của con người và đã nhận được thành quả thật đáng khâm phục.

    Mong rằng Bộ luật Phòng chống tham nhũng sắp ra mắt vào tháng 10 này sẽ thay đổi bộ mặt của đất nước ta trong thời kì hội nhập.

    Nguyễn Thị Ngọc

    • Ban Chính trị cảm ơn ý kiến của bạn!
      Trong phản hồi trên, bạn đã thể hiện quan niệm về phòng chống tham nhũng rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục. Bạn có góc độ đánh giá vấn đề thẳng thắn, mạnh mẽ.
      Đánh giá: 8.5 điểm

  5. MUỐN CHỐNG THAM NHŨNG TRƯỚC TIÊN PHẢI NHẬN RA HÀNH VI THAM NHŨNG

    Theo cuộc điều tra của Ban nội chính Trung ương và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển thì có tất cả 4 nhóm hành vi tham nhũng:
    Nhóm thứ nhất, là nhóm trực tiếp nhận hối lộ và sử dụng phương tiện của cơ quan phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình. Đây được coi là hành vi tham nhũng phổ biến nhất hiện nay.
    Nhóm hành vi thứ hai, là mang lại lợi ích cho người thứ hai, tất nhiên là không chính đáng để nhận được lợi ích trong tương lai. Nhóm này khá phổ biến, có 20-30% số cán bộ công chức (CBCC) được hỏi cho biết đã gặp hành vi này trong năm qua.
    Nhóm hành vi thứ ba, được ngụy trang bằng các hoạt động rất hợp pháp như hợp đồng mua bán sòng phẳng, nhưng đã được nâng hoặc hạ giá để trích phần trăm hưởng lợi bất hợp pháp. 15-20% số CBCC được hỏi cho biết đã chứng kiến các hành vi này trong năm.
    Nhóm hành vi thứ tư, tuy tần suất xuất hiện không nhiều, từ 10-15% số CBCC được hỏi đã chứng kiến trong năm, nhưng đây là hành vi trắng trợn, liều lĩnh: Giả mạo giấy tờ, ra chính sách một cách có chủ định tư lợi. Nhìn chung, số CBCC được hỏi cho biết hành vi tham nhũng phổ biến nhất là “sử dụng phương tiện của cơ quan để phục vụ nhu cầu riêng”.
    Trong vụ án tham nhũng xảy ra tại dự án cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) do Ban quản lý các dự án 18 (PMU18), Bùi Tiến Dũng đã cùng một số cá nhân đã rút được tiền lương của 26 nhân viên khống với số tiền trên 3,4 tỉ đồng. Như vậy có thể xếp hành vi của Bùi Tiến Dũng vào nhóm hành vi thứ tư, giả mạo giấy tờ, khai khống số nhân viên được hưởng lương, để biến số lương đó thành của mình. Đây có thể nói là hành vi trắng trợn và liều lĩnh
    Còn trong vụ Vinashin, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước để phê duyệt Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng công suất 185MW, gây thiệt hại 316 tỉ đồng và tự ý “xẻ thịt” tàu Bách Giang đem bán gây thiệt hại cho Nhà nước 27,3 tỉ đồng, đây cũng được xếp vào nhóm tham nhũng thứ tư. Qua những con số khổng lồ, chứng tỏ số tiền tham nhũng ngày càng cao.Vậy phải chăng Pháp luật chưa đủ tính răn đe ?
    Hành vi tham nhũng có thể được xác rõ, vấn đề còn lại là phải làm cho Pháp luật mang tính răn đe hơn và hiệu quả hơn trong quá trình xử lý những hành vi đó, nếu không số vụ tham nhũng và số tiền tham nhũng sẽ càng gia tăng.
    Số tiền tham nhũng quá lớn, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta không thể thoanh toán những khoản nợ nước ngoài một cách nhanh chóng mà có khi đến đời con cháu chúng ta cũng không trả hết nợ

    • Cảm ơn đã phản hồi bài nhóm mình

      Phản hồi của bạn đã nêu ra những số liệu, thống kê, ví dụ chi tiết về nạn tham nhũng ở nước ngoài cũng như Việt Nam. Bằng việc khái quát, phân loại như vậy, có thể hiểu được tham nhũng có nhiều loại, nhiều hình thức để che đậy khác nhau. Chính vì thế khi đấu tranh chống tham nhũng cần phải tỉnh táo, tính toán các bước thực hiện kĩ lưỡng.

      Bài viết của bạn mạnh về phần dẫn chứng nhưng chưa có lập luận, chỉ đưa ra mà không có phân tích, làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên, dẫn chứng bạn đưa ra chứng tỏ bạn đã có thời gian nghiên cứu về vấn đề này.

      Điểm: 8

  6. Quốc nạn tham nhũng, bài toán khi nào mới giải xong
    Không phải chỉ bây giờ mà đã nhiều năm, tham nhũng đã luôn là đề tài được bàn tán nhiều. Nhưng gần như chỉ trên giấy tờ chứ không được thực hiện.
    Tham nhũng – bài toán khó giải
    Tham nhũng đã được coi là quốc nạn và cần phải bài trừ. Nhưng bài trừ như thế nào thì không ai biết. Những ai được coi là liêm khiết dám đứng lên đấu tranh thì ngay lập tức sẽ bị bài xích, gây khó dễ.
    Dưới góc nhìn của giới trẻ, tham nhũng lộ liễu nhất có lẽ là ở trong ngành giáo dục. Việc chạy chọt xin điểm, chạy chức vụ trong nhà trường đã trở thành những việc đương nhiên mà không học sinh hay giáo viên nào dám lên tiếng.
    Vụ việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa – giáo viên trường THPT Vân Tảo là một ví dụ. Vì việc đấu tranh cho chống tiêu cực trong học đường mà thầy bị giáo viên trong trường bài xích, không thể tiến được. Tự ứng cử Quốc Hội nhưng phiếu bầu tại nhà trường là 0% bởi lẽ thầy là người đấu tranh chống tiêu cực. Tiêu cực là ở đâu, giáo viên, giám thị nhận tiền và để cho học sinh quay cóp… tham nhũng là ở đây.
    Một vụ việc khác đó là trường Tiểu học Lý Tự Trọng, một trường điểm của thành phố Móng Cái, tình Quảng Ninh cũng chứa đựng yếu tố tiêu cực khi giám thị nhận tiền và nhắc bài cho học sinh trong cuộc thi toán tuổi thơ dành cho học sinh lớp 5.
    Không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà còn trong nhiều ngành khác như chạy công trình (đút lót tiền). Các đơn vi thi công thường bớt xén, thay đổi chủng loại vật tư, thi công sai thiết kế, không thi công vẫn quyét toán. Nghiệm thu khối lượng cao hơn thực tế thi công, thanh toán khối lượng và đơn giá có hơn thực tế và đơn giá quy định… Trong đó, không thể không kể tới lĩnh vực chính trị.
    Nhìn sang nước bạn
    Các quốc gia khác rất coi trọng việc xử lí tham nhũng. ĐIển hình trong đó có Trung Quốc.
    Tại Trung Quốc, tội tham nhũng tùy theo mức độ có thể bị tử hình.Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo từng nhiều lần gọi tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên Martin Patience của BBC tại Bắc Kinh, tệ tham nhũng của quan chức Trung Quốc đã nhen lên sự bất bình trong dư luận nước này nhiều năm qua.
    Với 500.000 nhân dân tệ, nếu như không thê giải thích được thì có thể quan chức Trung Quốc sẽ phải bước lên đoạn đầu đài.
    Còn ở Việt Nam thì sao. Nhắc đi nhắc lại chỉ nhớ được luật về công quỹ. Nếu lạm dụng công quỹ có thể bị tử hình. Còn tham nhũng thì sao, có thể có người biết những phải ỉm đi nếu không chính họ sẽ bị đe dọa. Hoặc với những chính trị gia quá lớn thì họ có thể dùng quyền lực của mình để chôn giấu.
    Đến khi nào, Việt Nam mới có thể bài trừ tham nhũng. Đến khi nào những người dân lương thiện mới đỡ khổ, đến khi nào nhân dân mới không phải gồng lưng làm việc gánh những quan tham

  7. BÀI TỔNG KẾT TUẦN 3

    Trong tuần vừa qua, Ban Chính trị đã mượn việc vào tháng 10/2012, văn bản Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được trình lên Quốc hội để bạn đọc cùng bàn bạc, tranh luận về nạn tham nhũng ở nước ta và bày tỏ những hy vọng của mình vào những thay đổi về Luật Phòng, chống tham nhũng sắp tới.

    Trước hết, Ban Chính trị xin gửi lời cảm ơn tới tất cả độc giả đã quan tâm tới vấn đề chúng tôi đã đưa trên Diễn đàn. Trong 24h, chúng tôi đã nhận được 6 ý kiến của bạn đọc. Các phản hồi đều được gửi đúng thời gian quy định. Nhìn chung, các ý kiến đều bày tỏ được sự bức xúc và lo lắng của người viết trước vấn nạn tham nhũng đang hoành hành tại Việt Nam. Bạn Mai Linh thẳng thắn cho rằng: “Đây là một quốc nạn khiến người dân và các nhà chức trách phải đau đầu và vẫn chưa tìm ra cách giải quyết triệt để”. Bạn Nguyễn Ngọc cũng cùng quan điểm trên: “Thực trạng của vấn đề tham nhũng ở Việt Nam quả là khủng khiếp”.

    Dù tham nhũng đang diễn biến rất phức tạp và khó giải quyết nhưng bạn đọc vẫn nêu ra một số nguyên nhân chủ quan và cách giải quyết của mình trước vấn nạn này.
    Bạn Thùy Trang chỉ ra nguyên nhân: “ … luật pháp nước Việt Nam chưa đủ công bằng và nghiêm minh… Còn chống tham nhũng ở Việt Nam, dường như chỉ hoạt động theo thời vụ rất rời rạc và manh mún. Chỉ đợi khi tham nhũng xảy ra, thất thoát hàng trăm tỉ đồng của nhà nước, bị báo chí phanh phui rồi mới đưa ra xử lí. Chế tài xử phạt cũng hết sức lỏng lẻo, nặng nhất chỉ phải ngồi tù vài chục năm, còn nhẹ thì cũng chỉ khiển trách, buộc thôi việc…”.

    Còn độc giả Khánh Huy lại bày tỏ một góc nhìn rất khác: “Tham nhũng đã được coi là quốc nạn và cần phải bài trừ. Nhưng bài trừ như thế nào thì không ai biết. Những ai được coi là liêm khiết dám đứng lên đấu tranh thì ngay lập tức sẽ bị bài xích, gây khó dễ”.
    Từ thực trạng trên, bạn đọc cũng đưa ra một số giải pháp tương đối quyết liệt.
    Bạn Khánh Hòa cho rằng: “Nếu không có những biện pháp thích hợp thì nạn tham nhũng có thể gây sụp đổ cả một chế độ. Bởi lẽ khẩu hiệu tung hô một kiểu, thực hiện lại một kiểu, nếu lòng tin ở nhân dân hoàn toàn mất đi thì chế độ Nhà nước có nguy cơ tiêu vong là rất cao. Luật pháp Việt Nam luôn kêu gọi nhân đạo, nhưng chủ yếu là nhân đạo đối với những người đã phạm tội, còn những người bị hại thì lại phải chịu những nỗi đau, mất mát”.
    “Việc đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của mỗi công dân, phải quyết liệt hơn nữa, cụ thể, khả thi bằng hành động hơn nữa chứ không chỉ hô hào chung chung. Không thể để những kẻ tham nhũng “nhờn mặt” biết mà vẫn làm, đục khoét của nhân dân, của quốc gia. Bởi thế, trách nhiệm đầu tiên trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng là từ chính những nhà công quyền” là giải pháp của Nguyễn Ngọc.
    Từ những ý kiến trên, có thể nhận thấy bạn đọc rất quan tâm tới vấn nạn tham nhũng và hoàn toàn ủng hộ những bản án nghiêm khắc đối với những kẻ có hành vi tham nhũng, gây tổn thất nặng nề cho đất nước ta.

  8. Pingback: Bài tổng kết tuần 3 | Lớp Báo mạng điện tử K.30

  9. Chủ đề tốt. Tuy nhiên cần nhấn mạnh tính thời sự của chủ đề trong sapo (hoàn cảnh chọn chủ đề để tạo diễn đàn).
    Cần đưa ra nhiều ví dụ chứ không phải 1 ví dụ là Singgapore.
    Tít và câu kết của diễn đàn không đi cùng hướng.
    Bài tổng kết tương đối hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu của diễn đàn đã không đạt được (không có nhiều giải pháp hoặc kiến giải cho Luật phòng chống tham nhũng)

Gửi phản hồi cho hoanglethanhha Hủy trả lời