Album ảnh

Văn hóa học đường: Bàn về trang phục của sinh viên thời nay

Sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa khác nhau đã phần nào làm ảnh hưởng đến nền văn hóa truyền thống của chúng ta. Đối tượng bị tác động nhiều nhất có lẽ là thành phần học sinh, sinh viên. Môi trường học đường hiện nay đang dần bị pha tạp và hòa dần bởi nhiều phong cách thời trang khác nhau.

 

Trang phục sinh viên (Nguồn: Internet)

Trường học biến thành sân khấu “thời trang ứng dụng”

Hiện nay, cứ đến bất cứ giảng đường của một trường đại học hay cao đẳng nào, đặc biệt là vào mùa hè, đều thấy nhan nhản hình ảnh những cô, cậu sinh viên khoác trên mình những bộ áo quần hở hang, te tua, vá víu…Một số các bạn nữ với quan niệm thời trang khá cởi mở vẫn mặc nhiên cho rằng cứ phải hở một chút mới đẹp hay cứ ngắn, cứ xẻ là thời trang. Thế nên, không biết vô tình hay hữu ý, cũng không biết thời thượng đến mức nào nhưng những chất liệu voan, ren từ mỏng đến “siêu mỏng”, áo bó quần bò lòe loẹt xanh đỏ tím vàng, rách trên, rách dưới cứ ngang nhiên thấp thoáng nơi sân trường.

Lê Như (Sv Đh Công đoàn) còn thẳng thắn bày tỏ: “Theo mình thì ăn mặc như thế nào tùy vào gu của mỗi người. Không nên quá cực đoan với việc ăn mặc hở hang của một số bạn, có thể do sở thích, phong cách hay yêu cầu công việc. Với lại, cứ mặc cứng nhắc mãi cũng chán lắm”.

Tưởng chừng như hở hang là “đặc quyền” riêng của phái nữ thì ngày nay, sinh viên nam cũng tận dụng chẳng kém cạnh chị em. Cũng quần Jean rách gối, xé te tua từ dưới lên trên, cũng áo bó chẽn khoe body màu sắc sặc sỡ, có bạn còn cố tình mặc quần trễ cạp với mục đích  khoe độ chơi hàng hiệu từ các món đồ như thắt lưng, phụ kiện hay thậm chí cả…quần lót. Cứ như thế họ tự biến môi trường học đường thành một sân khấu “thời trang ứng dụng”.

Bạn Nguyễn Thị Thu Trang, (Sv Đh Sư phạm Thái Nguyên) chia sẻ: “Hiện nay, môi trường học đường đã trở nên khác so với trước đây. Tất nhiên cuộc sống mà có những thay đổi tiến bộ và phát triển là điều nên khuyến khích. Nhưng ngay trong các trường học mà cách ăn mặc của các bạn lại có phần “không lịch sự” như vậy sẽ tạo nên sự phản cảm cho người đối diện”.

Nên đẹp như thế nào?

Mỗi người đều muốn làm mình trở nên đẹp hơn, không ai có quyền ngăn cấm điều đó. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng cứ phải hở hang mới thể hiện được cái đẹp. Sự gợi cảm cũng rất đẹp nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết, ta sẽ tỏa sáng hơn rất nhiều khi biết lựa chọn cho mình những bộ đồ phù hợp với lứa tuổi, với dáng người và môi trường mình đang sống, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nét đẹp vẫn dễ dàng bộc lộ trong sự nền nã, chuẩn mực.

Các nữ sinh duyên dáng với tà áo dài( Nguồn: Internet)

Nhìn chung, văn hóa học đường là vấn đề khá rộng. Và trên đây, chỉ là một trong số ít những tồn tại đã và đang phổ biến hiện nay và hoàn toàn không dễ gì để thay đổi. Phải chăng, sinh viên nên bắt đầu từ những bài học đạo đức, văn hóa và giao tiếp đơn giản. Bởi, một môi trường học mà sinh viên chạy theo những giấc mơ phù phiếm, lấy quần áo làm thước đo giá trị thì sẽ không có nội lực văn hóa, không đúng với trách nhiệm của sinh viên đến trường để tiếp thu tri thức. Với cách ăn mặc quá tự do ấy của một số bộ phận bạn trẻ phải chăng đang làm xấu đi hình ảnh sinh viên vốn rất đẹp và thanh lịch trong mắt mọi người.

Nhóm 2: Phúc, Trần Huyền, Phan Trang, Lương Hương, Bùi Liên

Bài gốc:

Văn hóa học đường sinh viên – vấn đề muôn thuở

Sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa đã khác nhau đã phần nào làm ảnh hưởng đến nền văn hóa truyền thống của chúng ta. Đối tượng bị tác động nhiều nhất có lẽ là thành phần học sinh, sinh viên. Môi trường học vấn đang dần bị pha tạp và hòa dần bởi những gam màu khác nhau.

Trường học biến thành hay sân khấu “thời trang ứng dụng”

Hiện nay, cứ đến bất cứ giảng đường của một trường đại học hay cao đẳng nào, đặc biệt là vào mùa hè, đều thấy nhan nhản hình ảnh những cô, cậu sinh viên khoác trên mình những bộ áo quần hở hang, te tua, vá víu…Một số các bạn nữ với quan niệm thời trang khá cởi mở vẫn mặc nhiên cho rằng cứ phải hở một chút mới đẹp hay cứ ngắn, cứ xẻ là thời trang. Thế nên, không biết vô tình hay hữu ý, cũng không biết thời thượng đến mức nào nhưng những chất liệu voan, ren từ mỏng đến “siêu mỏng”, áo bó quần bò lòe loẹt xanh đỏ tím vàng, rách trên, rách dưới cứ ngang nhiên thấp thoáng nơi sân trường. Lê Như (Sv Đh Công đoàn) còn thẳng thắn bày tỏ: “Theo mình thì ăn mặc như thế nào tùy vào gu của mỗi người. Không nên quá cực đoan với việc ăn mặc hở hang của một số bạn, có thể do sở thích, phong cách hay yêu cầu công việc. Với lại, cứ mặc cứng nhắc mãi cũng chán lắm”.

Tưởng chừng như hở hang là “đặc quyền” riêng của phái nữ thì ngày nay, sinh viên nam cũng tận dụng chẳng kém cạnh chị em. Cũng quần Jean rách gối, xé te tua từ dưới lên trên, cũng áo bó chẽn khoe body màu sắc sặc sỡ, có bạn còn cố tình mặc quần trễ cạp với mục đích  khoe độ chơi hàng hiệu từ các món đồ như thắt lưng, phụ kiện hay thậm chí cả…quần lót. Cứ như thế họ tự biến môi trường học đường thành một sân khấu “thời trang ứng dụng”.

Bạn Nguyễn Thị Thu Trang, (Sv Đh Sư phạm Thái Nguyên) chia sẻ: “Hiện nay, môi trường học đường đã trở nên khác so với trước đây. Tất nhiên cuộc sống mà có những thay đổi tiến bộ và phát triển là điều nên khuyến khích. Nhưng ngay trong các trường học mà cách ăn mặc của các bạn lại có phần “không lịch sự” như vậy sẽ tạo nên sự phản cảm cho người đối diện”.

Nên đẹp như thế nào?

Mỗi người đều muốn làm mình trở nên đẹp hơn, không ai có quyền ngăn cấm điều đó. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng cứ phải hở hang mới thể hiện được nét quyến rũ của người con gái. Sự gợi cảm cũng rất đẹp nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết, ta sẽ tỏa sáng hơn rất nhiều khi biết lựa chọn cho mình những bộ đồ phù hợp với lứa tuổi, với dáng người và môi trường mình đang sống, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nét đẹp vẫn dễ dàng bộc lộ trong sự nền nã, chuẩn mực.

Nhìn chung, văn hóa học đường là vấn đề khá rộng. Và trên đây, chỉ là một trong số ít những tồn tại đã và đang phổ biến hiện nay và hoàn toàn không dễ gì để thay đổi. Phải chăng, sinh viên nên bắt đầu từ những bài học đạo đức, văn hóa và giao tiếp đơn giản. Bởi, một môi trường học mà sinh viên chạy theo những giấc mơ phù phiếm, lấy quần áo làm thước đo giá trị thì sẽ không có nội lực văn hóa, không đúng với trách nhiệm của sinh viên đến trường để tiếp thu tri thức. Với cách ăn mặc quá tự do ấy của một số bộ phận bạn trẻ phải chăng đang làm xấu đi hình ảnh sinh viên vốn rất đẹp và thanh lịch trong mắt mọi người.

Phúc, Trần Huyền, Phan Trang, Lương Hương, Bùi Liên

By Lớp Báo mạng điện tử K.30 Posted in Văn hóa

43 comments on “Văn hóa học đường: Bàn về trang phục của sinh viên thời nay

  1. “Nhìn trang phục biết tư cách”
    Ngày nay với làn sóng thời trang như vũ bão đã thật sự cuốn hút tuổi teen (chiếm một tỉ lệ không nhỏ so với tổng số dân hiện nay) tạo thành những mốt và từ đó đã len lỏi dần vào nhà trường làm cho những sắc màu đồng phục áo trắng, quần xanh (màu trắng tượng trưng cho sự thánh thiện, trong sạch, tinh khiết, màu của sự hoàn hảo khởi đầu của thành công , của hy vọng ; quần xanh gắn liền với sự hiều biết, năng lượng,tính chính trực, nghiêm trang) đang bị pha tạp và hòa dần bởi những gam màu khác ….

    Muốn đánh giá tính cách một con người nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng,cách nói năng,giao tiếp.Trong đó cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá tính cách của con người của chúng ta . Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng, thế nào là một trang phục đẹp? Trang phục đẹp là trang phục hợp với lứa tuổi, hợp với vóc dáng, hợp với làn da, hợp với môi trường, hợp với thời đại (trong chừng mực). Xu thế ăn mặc thời trang của các bạn nữ hiện nay là tiết kiệm vải gần như tối đa. Áo thì hở ngực, hở bụng, hở lưng, ngắn cũn cỡn, chất vải thì càng mỏng càng tốt; còn quần thì đáy thật ngắn, lưng thật xệ, xệ đến mức lòi cả nội y bên trong…. Nếu hớ hênh lúc ngồi, lúc với tay cao để làm việc gì thì…thật xấu hổ . “Y phục xứng kỳ đức” – “Nhìn trang phục, biết tư cách”, pháp luật không can thiệp vào cách ăn mặc của mỗi người nhưng bản thân của mỗi người sẽ tự hạ thấp chính mình khi ăn mặc đến mức thô thiển, phản cảm, không còn đâu là tính thẩm mỹ. Cách ăn mặc quá lố như vậy sẽ làm cho người khác giới dẫu đứng đắn, dẫu trong sáng vẫn có thể có những suy nghĩ không lành mạnh. Hãy thử đặt hai chiếc gương lớn, một chiếc trước mặt mình và một chiếc sau lưng mình. Hãy ngồi xuống rồi đứng dậy, đưa tay lên cao các bạn sẽ thấy chẳng đẹp đẽ gì. Và chẳng còn gì là hình ảnh của một học sinh cấp III hồn nhiên, trong sáng . Để có thể thực sự tự tin khi hoạt động đi đứng, chạy nhảy, ghi bảng…thì tuyệt đối các em học sinh – nhất là các em học sinh cấp II, III đang ở độ tuổi dậy thì không nên mặc loại trang phục đó!
    Tóm lại, bất kỳ thời đại nào, giới tính nào, lứa tuổi nào cũng phải làm đẹp cho mình bằng cách ăn mặc hợp thời trang nhưng lịch thiệp. Có như vậy cuộc sống mới thực sự văn minh, có văn hóa và có tính thẩm mĩ cao. Đặc biệt trong nhà trường chúng ta hiện nay việc quy định mặc đồng phục như các học sinh đang mặc là rất đẹp, có văn hóa, nhất là phù hợp với thời đại hiện nay.

      • Ngày nay, có nhiều bạn nữ ăn mặc hở hang thậm chí khi ngồi xuống còn nhìn thây cả lồn. Có bạn còn mặc áo quần trong suốt nhưng lại không mặc áo lót, quần xì nên nhìn phẹ
        vãi chưởng.

  2. “SÀNH ĐIỆU” QUÁ ĐÀ

    Ăn mặc lòe loẹt, hở hang, rườm rà… đang là những phong cách thời trang mà các “thiên thần áo trắng” cập nhật từ phương Tây về. Tuy nhiên, thể hiện không đúng nơi đúng chỗ.

    Cuộc sống xã hội hóa ngày nay một mặt làm lối sống văn minh hơn, nhưng mặt khác lại làm thay đổi ý thức con người trở nên tiêu cực hơn, điển hình về thời trang. Những trang phục du nhập từ phương Tây đã được nhiều bạn trẻ sử dụng, tuy nhiên sử dụng không đúng cách nên làm mất thẩm mỹ và hạ thấp nhân phẩm.

    Nói đến những sinh viên ăn mặc “mắt mẻ” đến trường thì hiện nay là phổ biến. Những trang phục xuyên thấu đang là xu hướng của giới trẻ trong mùa hè. Tuy nhiên, đây không phải là trang phục phù hợp để đi học, Việc một số bạn nữ lạm dụng trang phục xuyên thấu đã làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của trang phục và cũng gây ra ánh mắt không mấy thiện cảm với các bạn.

    Trang phục đẹp phải là trang phục tôn lên vẻ đẹp của người mặc. Không những thế, còn phải phù hợp với văn hóa và hoàn cảnh sử dụng. Ở đây, những bạn trẻ đến trường để học tập, là nơi trao đổi với bạn bè, thầy cô mà lại ăn mặc hở hang thì hoàn toàn không phù hợp, nói một cách găy gắt hơn là thiếu tôn trọng trường lớp, thầy cô…

    Chắc chắn những người đó biết mặc như thế nào là đúng, nhưng vì a dua theo thời thượng mà bỏ qua cái đẹp thật sự để thể hiện ra cái không phù hợp. Đây là điều đáng báo động với giới trẻ, đặc biệt là những sinh viên, học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

  3. Lẫn lộn giữa giảng viên và sinh viên trong giảng đường đại học

    Lần đầu tiên bước chân vào trường đại học để thăm thú trường học tương lai của mình. Có lẽ do khá xúc động, hồi hộp nên tôi hơi luống cuống. Nhưng có một điều không thay đổi là sự lễ phép được học từ nhỏ. Tôi đi và gặp rất nhiều người, đồng thời cũng chào rất nhiều người: “em chào cô ạ”.

    Lúc đó, tôi không biết rằng mình đang chào mấy chị khóa trên chứ không phải là chào các giảng viên mà tương lai tôi sẽ học. Chỉ thấy rằng họ mặc sành điệu quá, khá giống mấy giáo viên dạy cấp 3 của tôi, bởi tôi học ở thành phố nên các giáo viên đều ăn mặc rất đẹp.

    Học được một thời gian tôi ngỡ ngàng, trường mình giống như là một trường nghệ thuật vậy. Có những bạn nữ mặc váy ngắn cũn cỡn khiến những người chứng kiến cũng phải đỏ mặt. Lại có rất nhiều bạn đi học như đi chơi khi mặc áo ba lỗ, quần ngố. Ai cũng ngụy biện rằng học đại học thoải mái lắm, với lại mọi người đều mặc như thế được thì mình mặc cũng không sao. Tuy nhiên, vẫn trong môi trường học tập, sự quá thoải mái ấy có gây phản cảm đối với người khác.

    Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu của con người cũng tăng nhanh, làm đẹp cũng vậy. Mọi người đều muốn mình đặc biệt, mình nổi bật, cho nên có những bạn mặc những chiếc áo mỏng tang đến trường. Tôi không phản đối các bạn ăn mặc diện để đi học, nhưng cái gì cũng ở đúng mực của nó. 3 năm trước tôi chào các chị khóa trên là cô bởi các chị quá điệu đà, vô hình chung đã làm mình già hơn so với các bạn khác.

    Đại học có quy chế thoải mái hơn khi không bắt mặc đồng phục áo trắng quần màu, nhưng không vì thế mà chúng ta làm mất đi sự trang nghiêm của trường học. Điều này rất khó thay đổi bởi lâu nay nó đã diễn ra như thế, nhưng ít nhất thì mỗi cá nhân chúng ta nên có những cách nhìn đúng đắn, xem xét để có thể chọn lựa cho mình một phong cách ăn mặc phù hợp, lại có thể làm cho chúng ta đẹp hơn.

  4. XANH ĐỎ ĐẤT HÀ THÀNH-Khi văn hóa không còn nguyên vẹn

    Từ ngàn đời nay, mỗi khi nhắc đến người Hà nội , chúng ta thương nhớ tới câu ca dao : “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.Nó như một tiềm thức.Nhưng bay giờ các hiệu làm tóc, nhuộm tóc rồi trạm trổ, xăm hình lại mọc lên như nấm sau mưa tại thủ đô nghìn năm tuổi này.Các cô cậu còn mang trên mình đồng phục học sinh mà tóc của họ nhuộm màu xanh đỏ, tím vàng trông bắt mắt.Một phần nết văn hóa của người Hà nội đang dần mất đi và thay vào đó là trào lưu lai Tây.

    Hẳn chúng ta chưa quên vụ án 2 học sinh của trường THPT Minh Khai-Từ liêm điều khiển phương tiện xe gắn máy trên đoạn đương Cầu Diện không đội mũ bảo hiểm và bị cảnh sát giao thông chặn lại.Chúng đã dùng xe tông thẳng vào cảnh sát và bỏ chạy.Một ví dụ đau lòng cho việc văn hóa ứng xử trong khi tham giao thông của bộ phận các bạn trẻ thời nay.
    Trên địa bàn thành phố ngàn năm này, số lượng các tiệm gội đầu, nhuộm tóc, ép tóc nhiều tới mức không thể kiểm soát được.Các tiệm này tranh giành khách hàng với nhau thông qua đưa ra các tên gọi “sốc” hay là các chương trình khuyến mại giảm giá tới 50% , thậm chí còn hơn nữa để câu khách.Nhưng nguyên nhân một phần cũng là do nhu cầu của khách hàng nên các cửa hàng này mới nhiều như thế.Rõ ràng làm đẹp thì là một điều tốt nhưng chúng ta cần biết đâu là tô điểm thực sự.Nhiều trường hợp hiện nay, có những thẩm mĩ viện mọc lên nhưng hoạt động tràn lan , khó cho công tác quản lí.
    Khi ra đương, nhiều cô cậu học trò, xe chở 3, 4 người tóc nhuộm đỏ hoe, tóc nhuộm xanh đỏ rồi đi lạng lách đánh võng và không đội mũ bảo hiểm chạy trên những con đường nhiều người qua lại.Lại thêm những cô cậu nhà giàu muốn ra oai với mọi người , tổ chức đua xe trái phép, mà báo chí thường gọi là “bão đêm” khiến cho lực lượng công an hết sức vất vả trong việc trấn áp.

    • Quên mất mình chưa kết
      “Rõ ràng, khi mà các bài giảng về đạo đức và văn hóa trong nhà trường vốn dĩ không thừa mà luôn trong tình trạng thiếu.Thế hệ trẻ là thế hệ tương lai dựng xây đất nước k vì thế mà quên đi xây dựng một nền văn hóa chủa Việt nam tiên tiens đậm đà bản sắc dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan.”

    • Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến cho nhóm
      Bài viết có nhiều lý lẽ thuyết phục, tuy nhiên việc sắp xếp bố cục bài viết chưa rõ ràng, mạch lạc
      Điểm:8

  5. Để phù hợp với môi trường sư phạm

    Đừng để trang phục nói lên nhân cách mỗi người, bởi thông qua trang phục người ta cũng nhận ra trình độ văn hóa, nghề nghiệp của bạn đến đâu?

    Mỗi công việc, môi trường, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau thì phải biết lựa chọn trang phục sao cho phù hợp. Trang phục là điểm đầu gây ấn tượng để người ta đánh giá về bạn.

    Ở phổ thông, học sinh được quán triệt thành nội quy rõ ràng là phải mặc quần áo đồng phục khi đến lớp để tạo một môi trường gần gũi, thân thiện, đặc biệt là tránh việc chê bai, phân biệt giàu nghèo trong lớp học.

    Trên giảng đường đại học thì việc lựa chọn trang phục như thế nào là ở cá nhân mỗi người. Bởi lẽ, khi đã là sinh viên, bạn đã là người thực sự có ý thức với chính bản thân mình về cách ăn mặc, đi đứng, nói năng là ở bạn, không ai có quyền can thiệp.

    Nhưng ngày nay, chính sự thoải mái, phóng khoáng trong cách nghĩ và lối sống mà các bạn ăn mặc đi học cũng như đi chơi. Nhiều bạn sinh viên đến lớp với trang phục sành điệu. Đằng sau mỗi hình ảnh cô nàng đến trường diện chiếc áo voan mỏng, quần bó sát vào chân, để lộ những đường nét trên sơ thể cơ thể là những lời bàn tán, cười nói xôn xao. Nhưng có lẽ họ không để ý tới dư luận nói gì mà vẫn rất tự tin khoe cá tính của mình. Thực sự cách ăn mặc như vậy rất phản cảm, không phù hợp với văn hóa học đường.

    Người có tiền thì chẳng nói nhưng nhiều bạn điều kiện kinh tế còn khó khăn cũng học đòi mốt này mốt kia để được bằng bạn bằng bè. Nhiều cách ăn mặc của sinh viên làm cho người xung quanh phát ngại. Vậy nên cách ăn mặc cũng nói nên sự tôn trọng với những người xung quanh.

    Sự ảnh hưởng, giao thoa với nền văn hóa phương Tây đã làm cho sinh viên mất đi cái dáng vẻ thanh lịch, giản dị, trong sáng mà thay vào đó là những trang phục lai căng, tân tiến đến mức quá đá mà nhiều khi chúng tôi nói vui với nhau là “thiếu vải”.

    Đang là học sinh, sinh viên thì bạn phải ăn mặc sao cho lịch sự, đứng đắn, phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt. Việc đưa văn hóa trang phục vào trong nhà trường là rất cần thiết, không chỉ đối với hoc sinh phổ thông mà ngay cả với sinh viên. Quan trọng hơn hết là ở bản thân mỗi người phải có ý thức hơn trong việc lựa chọn trang phục đến lớp để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa học đường trong sạch, vững mạnh.

    Trần Hiền

  6. Cảm ơn những đóng góp ý kiến của Hiền
    Bài viết của bạn đã nêu được quan điểm riêng, tuy nhiên bạn nên có những dẫn chứng cụ thể, để tăng sức thuyết phục của bài viết hơn
    Điểm: 8

  7. Nhìn mặt bắt hình dong
    Qua cách ăn mặc người ta có thể phần nào nhìn thấy tính cách con người. Việc ăn mặc sao cho phù hợp nơi học đường đã trở thành vấn đề quen thuộc nhưng chưa có cách giải quyết cụ thể
    Nổi bật giữa đám đông
    Đa phần phong cách ăn mặc “sành điệu” đáng phê phán thường là ở các bạn nữ. Mặc áo quá mỏng để khoe nội y, quần cạp trễ, hay áo hở cổ… đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn thích nổi bật.
    Về các bạn nam, phong cách ăn mặc gây phản cảm thường theo xu hướng là bấm lỗ tai, phong cách “hiphop”, quần tụt quá mức hay kiểu ăn mặc hầm hồ không phù hợp với học đường.
    Giữa đám đông, những bạn gái ăn mặc như thế thu hút được nhiều cái nhìn của người xung quanh, có người bĩu môi, người bình phẩm, người xuýt xoa khen ngợi…Thế nhưng các bạn đâu có để ý người khác nghĩ gì, các bạn chỉ cần người khác nhìn mình, thu hút càng nhiều người nhìn càng tốt. Các bạn đâu có quan tâm đến quy định trang phục đi học của nhà trường hiện nay như thế nào? Không chỉ có các bạn sinh viên mà lối ăn mặc khoe thân ấy đã lan tới các trường Trung học phổ thông và cả Trung học cơ sở.
    Nguyên nhân do đâu?
    Liệu rằng phong cách ăn mặc của các bạn ấy có bị ảnh hưởng từ các ca sĩ, người mẫu mà các bạn ấy hâm mộ, hay sự quản lý thiếu chặt chẽ từ phía gia đình? Ngày nay công nghệ thông tin phát triển, các bạn trẻ có thể update rất nhanh các xu hướng ăn mặc mốt nhất, phong cách ăn mặc của các ca sĩ, diễn viên, người mẫu đang được yêu thích nhất. Việc báo chí đưa những thông tin về các người nổi tiếng đăng kèm hình ảnh ăn mặc khêu gợi cũng là một điều đáng phê phán. Việc này có thể gây nên những suy nghĩ đua đòi bắt chước ở giới trẻ đặc biệt là các em học sinh.

    • Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến cho nhóm
      Bài viết đã nêu được ý kiến riêng của mình, dẫn chứng thuyết phục, có sự đầu tư về thông tin.
      Điểm:8,5

  8. Hớ hênh trang phục sinh viên

    Vài năm gần đây, giới sinh viên nổi lên một trào lưu ăn mặc mới mang tên “Thời trang mát mẻ”. Điều này đã tạo nên một “cuộc cách mạng” rầm rộ trong văn hóa trang phục học đường.

    Điểm qua thông tin trên intrenet

    Với quan niệm “đẹp thì khoe ra”, nhiều teen sinh viên cho rằng một bộ trang phục lí tưởng phải thực hiện tốt nhiệm vụ marketing cho những bộ phận gợi cảm nhất trên cơ thể”. Mà cách đơn giản nhất chính là “để hở”.

    Khi tra trên google những từ khóa như: “nữ sinh mặc trang phục khoe hàng”, “nữ sinh gợi cảm”… ta không khó để tìm ra hình ảnh những bạn sinh viên mặc trang phục “ hớ hênh” trên những trang báo với những dòng tít cực sốc: “Nữ sinh lộ hàng trong lớp vì muốn chứng tỏ đẳng cấp”, hay “ Nhà trường đau đầu vì nữ sinh muốn mặc đồ gợi cảm”…

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên như: muốn phô diễn vẻ đẹp của cơ thể mình để trở nên nổi tiếng; a dua theo thần tượng, bạn bè; muốn phá vỡ phong cách truyền thống… Đa số những bạn trẻ đều chưa nhận thức được sự khác biệt giữa “nổi tiếng” và “tai tiếng” nên có những hành động nông nổi, tự phát.

    Đáng buồn là, những bài báo như trên ngày càng trở nên phổ biến, với mật độ lên trang ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy trào lưu “ trang phục mát mẻ” ngày càng trở nên phức tạp, khó kiểm soát.

    Cái nhìn dưới chiều sâu văn hóa

    Xét về tổng thể, văn hóa Việt Nam được biểu hiện trong văn hóa ăn, văn hóa mặc và văn hóa ở. Ở đây, nói đến văn hóa mặc chính là nói đến văn hóa trang phục. Thông qua trang phục, người ta có thể nhận ra trình độ văn hóa, hình thể, tâm sinh lý, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, sở thích, thẩm mỹ của cá nhân hoặc một nhóm đối tượng đang sử dụng nó.

    Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa nước ta với các quốc gia triên thế giới ngày càng được đẩy mạnh. Trong đó, không thể không nhắc đến văn hóa trang phục. Nhiều sản phẩm thời trang hữu ích và phù hợp với người Việt như chiếc quần jeans, bộ com-lê,… đã được du nhập vào nước ta, nhưng, cũng có nhiều sản phẩm không phù hợp với truyền thống Việt Nam đang đần len lỏi đau đó trong xã hội.

    Gắn với thực tế văn hóa trang phục của giới trẻ ngày nay, khi mà “bộ rễ” văn hóa thời trang phương tây đang bám sâu, lan rộng “hút” văn hóa trang phục truyền thống nếu các cơ quan chức năng không sớm có những động thái nhằm cải thiện tình hình này thì thử hỏi rằng, sau mấy mươi năm nữa văn hóa mặc của Việt Nam sẽ trở thành cái gì?

    Vẫn biết rằng văn hóa trang phục là một phạm trù lịch sử, cho nên nó luôn luôn vận động và phát triển qua từng thời khì khác nhau. Và chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế khách quan là trong thời kì kinh tế thị trường, những cái “yếm lụa sồi, cái khăn mỏ quạ…” của ngày xưa không còn phù hợp nữa.

    Do vậy, cần thiết phải có những trang phục mới, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đương đại. Nhưng không có nghĩa là ta thay thế văn hóa trang phục một cách một cách bừa bãi, a dua theo nước khác mà bác bỏ hẳn những giá trị truyền thống.
    Ngược lại, phải xuất phát từ truyền thống; những tinh hoa văn hóa được tích tụ qua ngàn đời để cách tân, đổi mới nhằm kế thừa tốt nhất truyền thống tốt đẹp, dựa trên thẩm mỹ dân tộc để định hình thẩm mỹ cá nhân… đó có lẽ là một cách nhìn, cách làm đúng mực khi nhìn nhận vấn đề trang phục và , có lẽ, không chỉ đối với vấn đề trang phục.

    • cảm ơn bạn đã comment cho nhóm.
      Bài viết có sự đầu tư kĩ càng, chia ngắt đoạn rõ ràng.
      Không mắc lỗi chính tả, tuy nhiên có một số lỗi đánh máy.
      Rất mong sự ủng hộ của bạn trong những tuần tiếp theo!
      Đánh giá: 8.5

  9. KHÔNG NÊN ĂN MẶC “THOẢI MÁI” QUÁ MỨC
    Lên đại học, bước vào những tháng ngày không còn phải mặc áo dài đi học mỗi sớm thứ 2, các bạn tha hồ chọn cho mình những bộ đồ thoải mái nhất, đẹp nhất để trưng diện. Tuy nhiên, cũng không thể quá “thoái mái” dù quy định về trang phục của nhà trường cởi mở hơn ở thời phổ thông.
    Nhiều bạn cho rằng: Lên đại học ăn mặc như thế nào cũng được. Điều đó là đúng, mọi người có thể thoải mái ăn mặc theo “style” của mình nhưng phong cách ấy phải phù hợp với nội quy của nhà trường, không nên quá “lố” và thoải mái quá mức.
    Rất nhiều trường hợp trong trường hợp các bạn sinh viên ăn mặc “thoải mái” đến mức giảng viên phát ngượng khi đứng trên bục giảng. Áo quá trễ, lắm lúc thầy cô sợ khi sinh viên cúi xuống chép bài thì thầy cô không biết sẽ nhìn thấy gì nữa.
    Điều đặc biệt nhất là tới mùa hè, nhiều bạn thậm chí mặc như không mặc. Áo mỏng dính, ren xuyên thấu,… bên trong lại dùng nội y quá nổi màu, hay thậm chí là cả váy ngắn cũn cớn khiến rất nhiều người đi qua phải để ý…
    Nhiều bạn nhìn thấy trường hợp như thế thường sẽ nhìn với con mắt rất khác thường. Thứ nhất vì thấy quá lạ lẫm với những phong cách ấy. Thứ hai vì muốn khám phá xem bên trong “chứa” cái gì rồi hết mực bàn tán
    Duy – SV năm 2 HVBC chia sẻ: Có hôm ngồi căng tin, thấy một bạn nữ ăn mặc “mát mẻ” đến mức mà tất cả các bạn trong căng tin đều phải ngoái lại nhìn. Bạn mặc áo ren trong suốt, nếu nhìn kĩ thì thấy hết toàn bộ bên trong. Nhiều bạn ngồi cạnh, nhìn rồi phát biểu mấy câu rất khó nghe, còn tớ thì phát ngượng lên vì nhìn quá lâu.
    Biết là được ăn mặc tự do trong khuôn viên trường, được thoải mái trong việc lựa chọn trang phục cho mình. Tuy nhiên, để làm đẹp cho ngôi trường mình đang học, đồng thời là để phù hợp với sinh viên, các bạn cũng nên ăn mặc không nên “thoải mái” quá

    • cảm ơn bạn đã comment cho nhóm.
      Bài viết đưa ra được quan điểm của mình
      Rất mong sự ủng hộ của bạn trong những tuần tiếp theo!
      Đánh giá: 8-

  10. Thời trang sinh viên ngày càng “thoáng”

    Ngày nay, khi xã hội phát triển việc sở hữu một bộ trang phục thời trang cũng không còn là chuyện khó khăn, thế nhưng đằng sau những bộ trang phụ được cho là sành điệu, hợp thời đó là các câu chuyện không thể lố bịch hơn.

    Thời nay những bộ váy ngắn cũn, những chiếc áo mỏng “xuyên thấu”, áo khoét sâu là những hình ảnh thường gặp về nữ sinh Việt trên giảng đường của không ít các trường ĐH,CĐ. Những tưởng là chuyện vui khi một vài nam sinh viên đã đăng đàn trên các trang mạng xã hội để mong các bạn nữ đừng ăn mặc hở hang khi đến trường; thậm chí nhiều bạn nam còn nói thẳng niềm mong mỏi của mình để các nữ sinh ăn mặc kín đáo hơn, đừng quần short, áo không tay hay váy ngắn cũn cỡn nhằm khoe ngực, khoe chân dài để các bạn nam có thể tập trung học tập.
    Thế mới biết giờ đây, các nữ sinh không chỉ mạnh dạn mặc những bộ trang phục “thiếu vải” đi trên đường phố mà đang dần xuất hiện ngày càng nhiều trên các giảng đường. Thậm chí, nhiều nữ sinh còn hồn nhiên cho rằng, những bộ váy áo cực mỏng, cực ngắn mới là xu thế của thời đại. Trào lưu trang phục mát mẻ ngày càng trở nên “nóng” ở các trường có hơi hướng nghệ thuật.
    Thời gian qua giới truyền thông đang tích cực lên tiếng về việc nữ sinh Việt ngày càng “chịu khó” lộ hàng trong lớp. Điều này chứng tỏ trào lưu “trang phục mát mẻ” lên giảng đường ngày càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Thậm chí trên Facebook còn có một diễn đàn dành riêng cho các bạn sinh viên để chỉ trích những thói quen diện trang phục “nóng” của các bạn nữ sinh trên giảng đường với những lời bình luận không mấy hay ho.
    Vẫn biết rằng sinh viên Việt Nam đến trường để học, để trau dồi kiến thức và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình, sau này đưa nó vào thực tiễn, ứng dụng vào đời sống để cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ngày một phát triển, xây dựng xã hội an cư, hòa bình. Thế nhưng sinh viên Việt đang khiến thế giới nhìn sinh viên Việt Nam không phải vì năng lực học tập, bản lĩnh tri thức mà lại là việc “hội nhập” thời trang lộ liễu, thiếu thẩm mỹ.
    Điều gì cũng cần được đặt đúng nơi, đúng chỗ, nếu đứng trên sàn catwalk các bạn nữ sinh có thể mặc bất kỳ trang phục theo phong cách nào với yêu cầu từ nhà thiết kế. Đi dự dạ hội các bạn nữ có quyền ăn mặc cầu kỳ hoặc đơn giản mà sang trọng. Mỗi cảnh một phong cách. Nhưng giữa chốn học đường, trên ngọn nguồn tri thức thì cần phải biết cách trân trọng tri thức, trước tiên bằng hình thức để thể hiện thái độ, sau là hành động tiếp nhận nó.
    Các nữ sinh viên cũng nên hiểu rằng, giảng đường là nơi văn minh và lịch sự, nên trang phục được mặc đến trường phải kín đáo, đứng đắn để thể hiện mình là người có học và tôn trọng người khác. Các trường học cũng nên có quy định cụ thể, rõ ràng về trang phục học đường và có hình thức phạt với các bạn mặc hở hang, phản cảm. Gia đình và nhà trường nên giáo dục để các bạn hiểu được rằng cái đẹp không thể đo đếm bằng chỉ số hình thể, độ hở hang mà bằng sự thông minh, tri thức, phong thái tự tin, tràn đầy sức sống. Đó mới chính là cái đẹp bền lâu và có “văn hóa”.

    • Cảm ơn bạn đã comment cho nhóm chúng tôi!
      Bài viết tốt, trình bày rõ quan điểm của mình
      Nên chia đoạn rõ ràng cho dễ nhìn
      Rất mong sự ủng hộ của bạn trong những tuần tiếp theo!
      Đánh giá : 8đ

  11. Văn hóa mặc của sinh viên: hiện đại nhưng không nên gây phản cảm

    Không như học sinh phổ thông thường mặc theo mẫu đồng phục, khi lên đại học, sinh viên được thoải mái hơn, nhưng không vì thế mà coi thường phép lịch sự và tính thẩm mỹ trong cách ăn mặc.

    Người xưa thường nói “Trông mặt mà bắt hình dong”. Từ cách nhận xét đó, cũng có thể suy rộng ra: Nhìn cách ăn mặc, có thể biết anh hay chị là ai, là người tử tế, vốn quen với nếp sống có văn hóa hay thuộc loại đua đòi “trưởng giả học làm sang” ?

    Sinh viên là lớp người được xã hội coi là có học thức (tuy mới chỉ là bước đầu), cho nên cần thể hiện rõ tính văn hóa trong phép ứng xử cũng như cách ăn mặc, nhất là khi đến giảng đường. Nhiều khi mặc đơn giản mà vẫn đẹp và lịch sự. Ngược lại, ăn mặc cầu kỳ một cách lố lăng hoặc quá “đơn giản” theo kiểu “thiếu vải” thì dễ gây phản cảm cho mọi người, nhất là không biết tôn trọng thầy cô giáo.

    Chúng ta đã và đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, thời điểm mà cả thế giới đang phát triển như một cơn lốc, cách ăn mặc vì thế cũng thoáng hơn, khoẻ khoắn hơn, hiện đại hơn, gọn gàng hơn. Do vậy, nhà trường không buộc các bạn sinh viên phải mặc trang phục đã quá lỗi thời của những năm về trước. Nhưng các bạn sinh viên vẫn nên nhớ và xác định rằng mình đang là sinh viên thì phải mặc trang phục lịch sự, đứng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ăn mặc thế nào mà khi hoạt động đứng, ngồi, chạy, nhảy ta vẫn thấy tự tin. Làm sao để trong mắt mọi người, ta vẫn luôn đẹp – cái đẹp giản dị nhưng không kém phần hiện đại.

    Biết chọn cách ăn mặc phù hợp với môi trường cũng là nét đặc trưng của người có học thức mà sinh viên nên quan tâm xử sự cho đúng. Đấy cũng là nếp sống có văn hóa trong môi trường giáo dục.

    • Bài viết tốt, đưa ra một số ý kiến khá mới mẻ.
      Không mắc lỗi chính tả và đánh máy, chia ngắt đoạn rõ ràng.
      Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến cho nhóm chúng tôi.
      Rất mong sự ủng hộ của bạn trong những tuần tiếp theo!
      Đánh giá: 8,5đ

  12. TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG NGÀY CÀNG HỚ HÊNH, PHẢN CẢM

    Khi gõ trên google những từ khóa như “nữ sinh mặc trang phục khoe hàng” “nữ sinh gợi cảm”… kết quả cho ra hàng loạt hình ảnh những sinh viên ăn mặc “mát mẻ, hớ hênh” trên các trang báo với những dòng tít cực sốc: “Nữ sinh lộ hàng trong lớp vì muốn chứng tỏ đẳng cấp”, hay “Nhà trường đau đầu vì nữ sinh muốn mặc đồ gợi cảm”… Đây là một thực trạng đáng buồn và cần phải lên án.

    Những hình ảnh sinh viên ăn mặc mát mẻ đến trường đã không còn xa lạ gì đối với tất cả chúng ta và hầu hết đến bất cứ trường đại học nào cũng có thể bắt gặp một vài trường hợp nổi bật ấy. Hết trào lưu “giá quần giảm, giá áo tăng” lại phát sốt với thời trang xuyên thấu, hở cả nội y, chưa kể tới những trang phục màu mè đang được coi là mốt “colour block”…

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện trạng trên như: muốn phô diễn vẻ đẹp cơ thể của mình để trở nên nổi tiếng; a dua theo thần tượng, bạn bè; muốn phá vỡ phong cách truyền thống… Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hòa hiện nay, giới trẻ đang chịu ảnh hưởng lớn bởi nhiều luồng văn hóa du nhập. Các bạn cho rằng thế là đẹp, là hợp mốt mà đa phần đều chưa nhận thức được sự khác biệt giữa “nổi tiếng” và “tai tiếng” nên mới có những hành động nông nổi, tự phát…
    Điều đáng buồn là các trang báo mạng lại vô hình chung mở đường cho trào lưu ăn mặc mát mẻ của sinh viên khi đua nhau giật tít những hình ảnh hớ hênh của nữ sinh. Nó làm cho trào lưu ăn mặc mát mẻ ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.

    Việc cách tân trong trang phục để phù hợp với cuộc sống đương đại là điều cần thiết và nên khuyến khích, thế nhưng nó phải phù hợp với môi trường và nghề nghiệp của mỗi người. Với vị trí là sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế giảng đường thì việc ăn mặc quá mát mẻ lại không phù hợp và gây nhiều phản cảm, khi mà tư tưởng “nhìn mặt mà bắt hình dong” vẫn còn khá phổ biến.

    Xét trong tổng thể văn hóa Việt Nam bao gồm văn hóa mặc và văn hóa ở thì văn hóa mặc chiếm một phần quan trọng. Văn hóa trang phục phải giữ được bản sắc, kín đáo. Đăt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì việc giao lưu, tiếp thu văn hóa các nước trên thế giới là tốt, nhưng cần có sự chắt lọc những điều tốt sao cho phù hợp với văn hóa dân tộc. Dù là đổi mới, cách tân đến đâu chúng ta cũng vẫn phải giữ được giá trị truyền thống vốn có.

    Chúng ta cần phải cải thiện tình hình này, nhà trường cần ra những quy định cơ bản về việc ăn mặc đối với sinh viên đến trường và chính các bạn sinh viên cũng cần có ý thức hơn trong việc ăn mặc trang phục đi học, phù hợp với môi trường sư phạm. Theo mình thì chỉ ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp kín đáo thì cũng đã đẹp rồi. Nhưng không quá ăn diện mát mẻ, phản cảm đến trường chứ không có nghĩa là các bạn cẩu thả trong việc ăn mặc, cũng cần gọn gàng sạch sẽ và chau chuốt.

    • Cảm ơn bạn đã comment cho nhóm chúng tôi.
      Bài viết thể hiện sự đầu tư của người viết.
      Đưa ra quan điểm của cá nhân.
      Bài chia ngắt đoạn rõ ràng, không mắc lỗi đánh máy.
      Rất mong sự ủng hộ của bạn trong những tuần tiếp theo!
      Đánh giá: 8.5đ

  13. Tốt gỗ nên tốt cả nước sơn

    Khi tiếp xúc với một ai đó, ấn tượng ban đầu của chúng ta bị chi phối khá nhiều về vẻ bề ngoài, mà vấn đề ở đây là trang phục bên ngoài. Người ta hay nói là ” tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nhưng ăn mặc sao cho đúng và phù hợp chính là cách tốt nhất để người ngoài đánh giá về mình.

    Bàn về trang phục học đường, nhất là đối với sinh viên, lứa tuổi đã không còn phải mặc đồng phục thì thật muôn hình vạn trạng. Trong một lớp học, các thành viên đền từ các vùng miền khác nhau, từ các gia đình khác nhau và môi trường sống khác nhau, chính những cái đó đã ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và cách ăn mặc của từng người. Ai thì cũng muốn mình đẹp trong mắt người khác, chí ít thì cũng không bị chê là lỗi thời, “nhà quê”. Nhưng cái đẹp với mỗi người lại là sự khác nhau và khó có thể đi đến thống nhất. Vậy đâu là giải pháp để giữ cho môi trường đại học thành một khuôn viên quy phạm, phù hợp với tính chất giáo dục?

    Độ tuổi trung bình bước vào cánh cửa đại học là 18. Sau khi trải qua 12 năm gắn liền với những bộ đồng phục thì giải pháp để sinh viên mặc đông phục là không khả thi vì nhiều lí do. Thứ nhất đây là độ tuổi nên để cho mỗi người tự lựa chọn cho riêng mình lối đi cho bản thân, không nên bó buộc trong những khuôn khổ cứng nhắc, nhất là vấn đề ăn mặc- sự lựa chọn của mỗi người. Thứ hai là sau 12 năm cùng chiếc áo trắng đồng phục quen thuộc, chắc chả ai muốn đi thêm 4 năm tiếp theo cùng nó.

    Sau đó là quy định của nhà trường, việc này lại càng khó khăn hơn nữa. Thật khó để quy định trang phục phù hợp khi vào trường. Càng không thể để một người giám sát đứng ngoài cổng trường, không cho phép ai ăn mặc lố lăng được vào vì đây là việc làm thiếu tôn trọng sinh viên, dù cho sinh viên đó có ăn mặc thật khó coi. Hãy nhìn sang các nước phương Tây, họ để sinh viên tự do lựa chọn trang phục mình muốn vì một điều dễ hiểu là không thể cấm họ mặc thứ họ thích. Việc này vừa có lợi nhưng lại vừa có hại, nhất là đối với một nước phương Đông như chúng ta, nơi mà giảng đường đại học là một nơi rất quy phạm và được tôn trọng. Việc này không thể giải quyết bằng cách: không quản lí được thì cấm như những lịnh vực khác. Cái này nên đánh vào lòng tự trọng của mỗi người, phải khiến họ cảm thấy ăn mặc lố lăng như vậy là đáng xấu hổ, là không phù hợp với môi trường xung quanh. Những người như vậy sẽ không nhận được sự tôn trọng từ những người khác. Thầy cô giáo chính là những người phải đi tiên phong, làm tấm gương để sinh viên noi theo. Không chỉ như thế, giáo viên còn có thể là người định hướng phong cách ăn mặc cho sinh viên, dạy sinh viên làm thế nào cho đúng cách. Vì môi trường đại học không chỉ dạy cho người ta kiến thức, mà còn dạy cho họ cách sống, cách giao tiếp với những người xung quanh sao cho phù hợp. Mà việc thiết yếu thể hiện sự tông trọng người khác chính là cách ăn mặc. Hãy để cái đẹp thực sự đúng cách, vừa “tốt gỗ” vừa “tốt cả nước sơn”.

    • Cảm ơn bạn đã comment cho nhóm chúng tôi!
      Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân khá rõ ràng
      Tuy nhiên một số đoạn chưa được chia ngắt rõ ràng, mắc một số lỗi đánh máy nhỏ.
      Rất mong sự ủng hộ của các bạn trong những tuần tiếp theo!
      Đánh giá: 8 –

  14. Trang phục sinh viên – cần phù hợp với môi trường sư phạm
    Trút bỏ những chiếc áo đồng phục thời trung học, lên giảng đường đại học, các bạn sinh viên được thỏa sức với nhiều gu thời trang mới lạ, ấn tượng và hấp dẫn. Tuy nhiên, một số bạn sinh tỏ ra rất thoáng trong cách ăn mặc. Họ chọn những bộ đồ “mát mẻ”, cố ý để lộ những phần gợi cảm trên cơ thể. Liệu đây có phải là những hình ảnh phù hợp với môi trường sư phạm?
    Thầy cô nghĩ gì?
    Theo TS.Trần Hành- nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) cho rằng: “Các trường học cũng nên có quy định cụ thể, rõ ràng về trang phục học đường và có hình thức phạt với các em ăn mặc hở hang, phản cảm. Trường ĐH Lạc Hồng đã có quy định nghiêm túc về tác phong, lối sống văn minh trong trường học đối với tất cả sinh viên, học viên đang tham gia học tập tại trường. Vào thứ 2 hàng tuần, nữ sinh phải mặc trang phục áo dài truyền thống; Nam sinh mặc áo sơ mi, quần tây, quần kaki đóng thùng.
    Các ngày còn lại, sinh viên mặc trang phục tự chọn nhưng cũng phải lịch sự, trang nhã, gọn gàng, kín đáo, không để lộ nội y gây phản cảm, mất mỹ quan. Nếu ,phát hiện vi phạm sẽ xử lí theo khung kỉ luật do Hiệu trưởng ban hành”
    GS. Nguyễn Minh Thuyết nhận xét: “Văn hóa giảng đường của sinh viên gần đây đang thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Sinh viên năng động hơn, làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, cũng có một số hình ảnh không đẹp mắt. Đó là văn hóa ăn mặc nơi giảng đường (áo trong suốt, váy ngắn trên nửa đùi, áo hở ngực).
    Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do nhiều em muốn phô diễn vẻ đẹp của cơ thể để trở nên nổi tiếng hoặc a dua theo thần tượng, bạn bè, phá vỡ văn hóa truyền thống, làm mất những giá trị thẩm mỹ. Các em nên hiểu rằng, giảng đường là nơi văn minh và lịch sự. Vì vậy, trang phục mà các em mặc phải kín đáo, đứng đắn để thể hiện mình là người có học, biết tôn trọng người khác”.
    Theo TS tâm lý Nguyễn Kim Quý – Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam thì xã hội phát triển khiến con người được giải thoát cái “tôi”. Trong cấu trúc nhân cách con người có ba thành tố là cái tôi (con người hiện thực), cái siêu tôi (chuẩn mực của cá nhân) và phần nhu cầu của con người.
    Một khi nhu cầu được phát triển một cách tự do, không có gì để khống chế, rèn luyện cái tôi và cái siêu tôi thì rõ ràng nhu cầu sẽ thắng thế các phần kia. Văn hóa ăn mặc cũng vậy, có thể do cá tính, luôn muốn “tỏa sáng” cái tôi ở mọi lúc mọi nơi mà người ta chọn cách ăn mặc ấn tượng. Nhưng cũng có không ít người muốn ăn chơi mà không biết cách (hay còn gọi là, adua), họ vho rằng cứ chạy theo mốt là sành điệu. Chính cái lối suy nghĩ đó đã khiến họ trở thành những người không bình thường”, TS Kim Quý nhấn mạnh.
    Đẹp nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ
    Từ xưa đến nay, những nét đẹp của người phụ nữ luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ. Đó là những nét đẹp tinh túy của người phụ nữ Á Đông. Chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam là một trong những trang phục vừa kín đáo lại vừa gợi cảm, khoe được những đường nét đẹp trên cơ thể người phụ nữ. Áo dài Việt Nam đã trở thành đồng phục cho nhiều trường THPT trên cả nước. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với tà áo dài đã để lại nhiều ấn tượng cho người nước ngoài.
    Bước vào giảng đường Đại học, được thoải mái lựa chọn cho mình những trang phục tự do, nhiều bạn nữ sinh vô tình đã đánh mất hình ảnh đẹp của người phụ nữ Á Đông khi khoác lên mình những trang phục “mát mẻ” một cách quá đáng. Những chiếc áo được cách điệu, để lộ những phần gợi cảm trên cơ thể, những chiếc áo mỏng xuyên thấu… được một số bạn sinh viên lựa chọn thực sự khiến họ nổi bật, thu hút nhiều ánh nhìn từ những người xung quanh. Thực sự với những trang phục như vậy, có thể kết luận 1 câu: “người mặc thì mát, người nhìn thì nóng”.
    Đồng ý rằng, cái đẹp đáng được đem ra để người khác có thể chiêm ngưỡng, được khen ngợi. Nhưng nó phải được đặt đúng chỗ thì mới có giá trị. Với các cuộc thi Hoa hậu, trình diễn áo tắm là phần thi không thể thiếu được. Trang phục áo tắm sẽ khoe được những nét đẹp tự nhiên trên cơ thể người phụ nữ. Họ được ngưỡng mộ, khen ngợi. Trái lại, diện những bộ đồ mát mẻ đến trường, các nữ sinh bị lên án, phê phán. Họ đã làm mất đi vẻ đẹp, vẻ trong sáng, đáng yêu của mình.

    • Cảm ơn bạn đã comment cho nhóm chúng tôi!
      Bài viết có sự đầu tư khá lớn, trình bày rõ quan điểm của mình.
      Không mắc lỗi chính tả, chia đoạn rõ ràng.
      Đánh giá: 8.5đ

  15. TRƯỜNG, KHOA PHẢI CÓ ĐỒNG PHỤC RIÊNG

    Áo trong suốt, quần short rách tả tơi, áo cổ rộng,… không còn lạ với giảng đường đại học. Bước vào quãng đời sinh viên, các bạn trẻ được tự do, thoải mái lựa chọn trang phục hơn khi còn là học sinh. Tuy nhiên, nhiều bạn đã lạm dụng sự tự do để khoác lên mình những bộ đồ phản cảm, lố bịch.

    Giảng đường đại học ngày càng trở nên tạp nham với đầy đủ các phong cách ăn mặc: gợi cảm, kì dị, bụi bặm. Nhiều cô bạn rất “phấn khởi” khoe đường cong bằng những bộ cánh tiết kiệm vải, những chân váy siêu ngắn, bằng những chiếc áo mỏng tang như nilon.

    Ăn mặc cá tính không chỉ thể hiện sự khác người mà còn thể hiện “đẳng cấp” của sinh viên. Bạn Vân (ĐH Thương mại) thẳng thắn nói: “Mình đẹp thì mình phải khoe chứ”. Còn Lan (ĐH QGHN) cho rằng: “Có tiền mà không biết làm đẹp thì ngốc quá. Ăn mặc nhà quê, ai mà thèm chơi với mình”.

    Số lượng sinh viên ăn mặc “khác người” mà lại “chất” ít hơn hẳn so với những sinh viên đua đòi, nhố nhăng. Có một số bạn ăn mặc lạ, sexy là vì họ hiểu biết về thời trang, những bộ quần áo của họ có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Điều này khác hoàn toàn với những bạn cố tình mua hàng hiệu nhưng chẳng hiểu gì về giá trị, ý nghĩa của nó.

    Trước thực trạng trên, nhiều trường Đại học đã đưa những quy định về trang phục của sinh viên vào nội quy của nhà trường. Tuy nhiên, những nội quy ấy vẫn chẳng thấm vào đâu.

    Cô Lan Anh (HV BCTT) nói rằng cô chỉ nhắc nhở nhẹ sinh viên, để các bạn tự giác thay đổi vì các bạn cũng đã là người lớn cả rồi. Còn thầy Thành Long (HV BCTT) sẵn sàng đuổi sinh viên mặc quần ngố trong buổi học của thầy. Trước thái độ kiên quyết của giảng viên, sinh viên ắt phải “dè dặt”. Nhưng một khi sinh viên và giảng viên thuộc 2 giới tính khác nhau, thì việc giảng việc nhắc nhở sinh viên lại rất nhạy cảm.

    Để trường học là nơi thực sự văn minh, lịch sự, cần nghiêm khắc thay đổi phong cách ăn mặc của sinh viên khi đến trường. Nhà trường nên khuyến khích sinh viên thể hiện cá tính của mình trong những dịp liên hoan văn nghệ. Ban bảo vệ và giảng viên nên có thái độ thẳng thắn với những sinh viên ăn mặc kệch cỡm.

    Hơn nữa, các trường, các khoa nên có đồng phục riêng. Từ trước tới nay, sinh viên rất e ngại việc mặc đồng phục vì thiết kế xấu và chất liệu kém. Nếu 2 vấn đề này được giải quyết, đồng phục thể hiện được niềm tự hào của sinh viên khi được học đại học, chắc chắn các bạn sẽ tự nguyện mặc đồng phục.

    Các trường nên đặt ra một số ngày bắt buộc sinh viên mặc đồng phục. Đồng phục không chỉ là đặc trưng của nhà trường mà còn thể hiện sự hòa đồng, không phân biệt giàu nghèo giữa các sinh viên.

    • Cảm ơn bạn đã comment cho nhóm chúng tôi!
      Bài viết có cái nhìn khá mới, chúng tôi đánh giá cao ý kiến của Giảng viên được đề cập đến trong bài.
      Chia ngắt đoạn rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
      Rất mong sự ủng hộ của bạn trong những tuần tiếp theo!
      Đánh giá: 8.5đ

  16. Trang phục học đường, sinh viên và nhà trường cùng vào cuộc

    Những chiếc quần cạp trễ, áo ren mỏng khoe da thịt. . . đó là những hình ảnh không còn xa lạ với nhiều giảng đường Đại học. Để ngăn chặn hiện tượng này, không chỉ phải thay đổi tư duy của sinh viên, mà nhà trường còn phải thắt chặt quy định về trang phục khi đến trường.

    Chỉ với từ khóa “Sinh viên Việt Nam ăn mặc phản cảm”, Trong 0,45s, Google đã cho kết quả là hơn 3 triệu hònh ảnh. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, hiện tượng ăn mặc phản cảm trong các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hình ảnh những chiếc áo ren mỏng khoe da thịt, những chiếc quần cạp trễ, chiếc váy “thiếu vải” đã không còn xa lạ và trở thành một hiện tượng xấu trong văn hóa học đường.

    Có hiện tượng như vậy, bởi lẽ, các sinh viên, đặc biệt là năm nhất, năm 2, mới bước ra khỏi ghế TH Phổ thông, xa rời chiếc áo đồng phục trắng, họ coi mình đã lớn, phải thay đổi, trưng diện mốt này mốt kia.

    Bên cạnh đó, có hiện tượng đó bởi nhận thức của những sinh viên đó chưa đầy đủ. Các nữ sinh này ăn mặc như thế vì họ tưởng rằng sẽ được mọi người chú ý hơn so những người bên canh. Và thực tế, những nữ sinh này cũng nhận được nhiều lời tâng bốc không đúng sự thật. Một số chàng trai thì luôn khen những cô gái đó là xinh đẹp vì đã dám thể hiện mình trước mọi người. Một phần nữa có thể do họ bị ảnh hưởng của phim ảnh ca nhạc Hàn Quốc, Mỹ, thậm chí là của Việt Nam trong thời gian gần đây. Những nữ sinh mới lớn lại cho rằng những hình ảnh đó là hay là tốt và lại được nhiều chàng trai khen ngợi, chú ý thì họ sẽ làm nhiều.

    Các nữ sinh này có thể tự hào rằng họ đang ăn mặc theo thời trang của phim này, phim kia, của ca sỹ này, ca sỹ kia mà nhiều bạn bè cùng trang lứa khác lại không biết mà xem. Họ có tâm lý tự hào vì “hơn người” chứ không hề theo một phong cách và thể hiện cá tính của bản thân. Sau đó họ càng tiếp tục mặc như thế này với ý nghĩ sẽ “phô diễn cơ thể”.

    Cách ăn mặc “thiếu vải” này không chỉ xuất hiện ở các nữ sinh mà còn có ở các nam sinh. Ảnh hưởng nặng nề theo phong cách Hàn Quốc, những chằng trai Việt Nam cũng khóac lên mình những chiếc áo nữ tính, bóng bẩy, thậm chí thiếu vải khiến nhiều người phải “nhức mắt”.

    Sinh viên ngày nay ngày càng thoáng hơn trong việc chọn trang phục khi đến trường. Thoáng khi lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, văn hóa vùng miền … đó là sự dễ dại và biểu hiện của con người thiếu văn hóa.

    Tiềm ẩn nguy cơ các sinh viên này có thể trở thành những con mồi cho những người không đứng đắn. bạn Trần Văn Trung – ĐH Luật chia sẻ: “Do cách ăn mặc của mình hơi nữ tính, nên mình hay bị người đồng tính làm phiền”.

    Mặc trang phục phản cảm đến trường đã trở thành một hiện tượng xấu trong văn hóa học đường. Chính vì vậy, để đẩy lùi hiện tượng này, trước hết cần thay đổi tư tưởng của nhiều sinh viên. Các sinh viên khác nên bày tỏ thái độ thẳng thắn thậm chí tẩy chay các sinh viên ăn mặc phản cảm.

    Ở Singapore, để đầy lùi hiện tượng này, nhiều trường Đại Học đã có quyết định đuổi học. Còn ở Việt Nam, các quy định về trang phục hầu như chưa có, hay có nhưng không thực hiện, chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các trường Đại học tại Việt Nam cần có quy định chặt chẽ hơn, thực hiện đúng để làm gương cho nhiều sinh viên. Có như vậy, mới làm trong sạch văn hóa học đường.

  17. Bài tổng kết nhóm văn hóa – tuần 8 (từ ngày 1/10 đến ngày 7/10)
    Trong tuần qua chuyên mục văn hóa xoay quanh vấn đề “Văn hóa học đường – Bàn về trang phục của sinh viên thời nay”. Để làm rõ quan điểm này bài đinh của chúng tôi đã đưa ra những lý luận và dẫn chứng cụ thể. Qua đây, chúng tôi muốn tạo ra một diễn đàn nhằm để độc giả bàn luận, trao đổi, nêu lên những ý kiếm nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc ăn mặc của sinh viên thời nay ra sao? Và có nên như vậy hay không?
    Nhóm văn hóa đã nhận được 15 ý kiến của độc giả. Hầu hết tất cả những comment cũng như cách nhìn nhận của độc giả đều đưa ra những chính kiến của bản thân nhằm có một lập luận xác thực hơn nữa về phong cách ăn mặc của sinh viên thời nay đã có một chút gì đó pha tạp khác hẳn với phong cách truyền thông và sinh viên đang càng ngày càng ảnh hưởng lẫn nhau.
    Đưa ra lý do cần phải biết cách lựa chọn trang phục phù hợp độc giả Trần Bình chia sẻ: “Ngày nay với làn sóng thời trang như vũ bão đã thật sự cuốn hút tuổi teen (chiếm một tỉ lệ không nhỏ so với tổng số dân hiện nay) tạo thành những mốt và từ đó đã len lỏi dần vào nhà trường làm cho những sắc màu đồng phục áo trắng, quần xanh (màu trắng tượng trưng cho sự thánh thiện, trong sạch, tinh khiết, màu của sự hoàn hảo khởi đầu của thành công, của hy vọng; quần xanh gắn liền với sự hiểu biết, năng lượng, tính chính trực, nghiêm trang), đang bị pha tạp và hòa dần bởi những gam màu khác…”
    Muốn đánh giá con người nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp. Trong đó cách cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá tính cách con người của chúng ta. Theo như độc giả Trần Thu Thảo thi: “Ăn mặc lòe loẹt, hở hang, rườm ra…đang là những phong cách thời trang mà các thiên thần áo trắng cập nhật từ phương Tây và. Tuy nhiên lại không đúng chỗ.”
    Bên cạnh đó, chúng ta phải biết trang phục đẹp là phải hợp với lứa tuổi, làn da, vóc dáng, con người. Ông cha ta nói: “Người đẹp vì lụa lúa, tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình những trang phục đẹp. Độc giả Khánh Hòa đã nêu lên quan điểm: “Nhiều khi có cảm giác bị lẫn lộn giữa sinh viên và giảng viên đại học.”
    Chúng ta đã và đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thời điểm mà cả thế giới đang phát triển như một cơn lốc, cách ăn mặc vì thế mà cũng khỏe khoắn hơn, thoải mái hơn, cách ăn mặc vì thế cũng thoáng hơn, hiện đại hơn. Tuy nhiên, độc giả Trần Hiền lại cho rằng: “Cần ăn mặc sao cho phù hợp với môi trường sư phạm, đừng để cách ăn mặc nói lên nhân cách con người”.
    Có nhiều sinh viên lại cố tình ăn mặc hở hang để nhằm gây sự chú ý tới mọi người, để hiểu rõ vấn đề này độc giả Mạc Tuyết ngân thổ lộ: “Không nên ăn mặc thoải mái quá mức, mặc dù lên đại học có chút không gò bó và ăn mặc tùy theo mỗi người nhưng nên lựa chọn sao cho phù hợp”.
    Hoặc như nhiều ý kiến của độc giả cho rằng: “Ở bất kỳ thời đại nào, giới tính nào, lứa tuổi nào cũng phải làm đẹp cho mình bằng cách ăn mặc hợp thời trang nhưng lịch thiệp. Có như vậy, cuộc sống mới thực sự văn minh, có văn hóa và tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt trong nhà trường chúng ta hiện nay, nên ăn mặc có hiện đại nhưng không phản cảm quá”. Độc giả Kiều Luyến, Lộc, Nga Hương và một số độc giả khác cũng có chung quan điểm như vậy.
    Qua vấn đề văn hóa học đường: Bàn về trang phục của sinh viên thời nay trong lĩnh vực văn hóa, nhóm chúng tôi mong rằng các bạn trẻ sẽ có cái nhìn đúng cách hơn về cách ăn mặc của mình sao cho đúng cách với con người, cùng để trang phục nói lên tính cách của bạn.
    Nhóm tác giả xin được chân thành cảm ơn tất cả các bạn đã comment, rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn trong các bài viết tới.
    Điểm đánh giá comment:
    1. Trần Bình: 8
    2. Trần Thu Thảo: 8,5
    3. Khánh Hòa: 8,5
    4. Hoàng Gấm: 8
    5. Trần Hiền: 8
    6. Đinh Kim Dung: 8,5
    7. Hà Anh: 8,5
    8. Mạc Tuyết Ngân: 8-
    9. Nguyễn Nga Hương: 8
    10. Nhàn: 8
    11. Nguyễn Thị Ngọc: 8,5
    12. Lộc: 8
    13. Kiều Luyến: 8,5
    14. Hoàng Lê Thanh Hà: 8,5
    15. Đỗ Hiền: 8

  18. Pingback: Văn hóa học đường: Bàn về trang phục của sinh viên thời nay – tuongnl30112003

Gửi phản hồi cho Nhóm Văn hóa Hủy trả lời